Thứ ba, 10/12/2024, 16:28:12 PM

  • Nhiệt liệt chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954-2024)!

ỨNG XỬ VỚI LGBT TRONG TRƯỜNG HỌC

12:18:38 17/01/2018

 

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠT GIẢI KHUYẾN KHÍCH CẤP THÀNH PHỐ  NĂM HỌC 2017-2018

    TÁC GIẢ: CÙ HOÀNG LÂM VŨ - LỚP 10D5

                                    GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: CỬ NHÂN NGUYỄN THI HƯƠNG

                                                                   THẠC SĨ BÙI THÙY LINH

 

MỤC LỤC

 

 

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1

I. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 1

II. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 2

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 2

V. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................. 3

1. Sơ lược về khái niệm LGBT.................................................................... 3

1.1. Khái niệm LGBT.................................................................................. 4

1.2. Cách phân biệt các dạng đồng tính..................................................... 4

2. Các loại đồng tính: Có hai loại đồng tính sau đây:............................... 4

2.1. Đồng tính do bẩm sinh......................................................................... 4

2.2. Đồng tính giả........................................................................................ 5

Đối tượng tự chấp nhận vào cuộc tự nguyện hay còn gọi là giả đồng tính. 5

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ CÁCH ỨNG XỬ VỚI LGBT............ 6

1.Thực trạng hiện tượng đồng tính tại Việt Nam....................................... 6

2. Thái độ của xã hội đối với LGBT........................................................... 6

2.1. Cách nhìn nhận chung của xã hội đối với  LGBT.............................. 6

2.3.Những nét nhìn nhận dưới góc độ một số cá nhân, hay vùng miền... 7

3.Phân biệt đối xử của cộng đồng và gia đình, học đường........................ 7

3.1. Phân biệt đối xử trong gia đình........................................................... 7

3.2. Phân biệt đối xử trong xã hội............................................................... 8

4. Thực trạng đối xử với LGBT trong trường học:................................. 11

5. Nhận thức về đồng tính luyến ái?......................................................... 16

6. Ai có thể giúp cho người đồng tính luyến ái vượt qua trở ngại do định kiến và phân biệt đối xử.................................................................................................. 18

7. Quá trình bộc lộ..................................................................................... 18

CHƯƠNG III:  CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................... 20

1.Vấn đề chưa xác định được tâm sinh lý, sống theo trào lưu, hay giả đồng tình vì mục đích vụ lợi nào đó...................................................................................... 20

2.Vấn đề các bạn học sinh đến tuổi dậy thì phát hiện mình  là LGBT... 20

3. Các phương pháp giúp các bạn đối tượng LGBT hoà nhập với bạn bè trường học.................................................................................................................... 23

3.1. Trách nhiệm của gia đình.................................................................. 23

3.2.Trách nhiệm của nhà trường.............................................................. 24

3.3 Trách nhiệm của xã hội....................................................................... 26

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 28

 

 

 

 



PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

 

Đề tài về LGBT không phải là một đề tài mới mẻ, nhưng em muốn viết về đề tài nay với một vai trò tuyên tuyền về kiến thức cho các bạn ở tuổi học đường  và các bậc phụ huynh. Thông qua đề tài của em các bạn tuổi học đường nói chung và giới tính LGBT nói riêng đựơc trang bị cho mình một số kiến thức về giới tính LGBT. Hiểu được những khó khăn mà các bạn LGBT phải chịu đựng khi chính bản thân chúng ta và xã hội gây nên. Từ đó có cách nhìn nhận bao dung hơn, hành xử văn minh đúng mực.Tạo nên một môi trường học đường trong sáng, lành mạnh đầy yêu thương, tránh những kỳ thị, bạo lực, mỉa mai …gây cho các bạn LGBT nhứng tổn thương không đáng .

 Ngày nay xã hội cũng có cái nhìn cởi mở hơn với những người LGBT. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số mọi người còn chưa có những hiểu biết đầy đủ về hiện tượng LGBT, vẫn còn rất nhiều người kỳ thị và xa lánh, xem LGBT là một căn bệnh cần phải cách ly.

Thời gian đến trường đến lớp của mỗi học sinh trong một ngày 10 tiếng. Học sinh tiếp xúc với bạn bè thầy cô còn nhiều hơn người thân trong gia đình. Nhà trường bạn bè đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tâm sinh lý của học sinh. Nhưng các bạn LGBT không được các bạn cùng trang lứa nhìn nhận như người bình thường khiến cho các bạn gặp rất nhiều áp lực, mỗi khi đến trường đến lớp, và đã gây nên không ít hệ lụy cho các bạn trong quá trình học tập.

Hiện nay giới tính LGBT chưa được đưa vào giáo dục trong nhà trường hay các tổ chức các cuộc tìm hiểu về giới tính LGBT.Nên nhiều học sinh không hiếu về giới LGBT. Thiếu kiến thức về giới tính LGBT khiến cho các bạn nhìn nhận sai lệch, nhiều bạn nhìn nhận hiện tượng này như một căn bệnh lây nhiễm, nên các bạn có những hành động như xa lánh, thiếu thân thiện, thậm chí kỳ thị , mỉa mai….

Trước thực trạng trên, với thực tế tiếp xúc các bạn LGTB ở trường học, các tài liệu tham khảo trên mạng intenet, em muốn giúp các bạn cùng trang  lứa hiểu về giới LGBT để có cách nhìn các bạn LGBT đúng đắn hơn, nên em đã chọn đề tài này: ỨNG XỬ VỚI BẠN LGBT TRONG TRƯỜNG HỌC.

 

 

 

II. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về giới LGBT: Đặc điểm tâm sinh lý, những biểu hiện của giới LGBT, giúp các bạn học sinh  hiểu về  giới LGBT, từ đó có cách  nhìn cởi mở, chia sẻ và giúp các bạn  LGBT hòa nhập với  bạn bè, xã hội.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các bạn thuộc giới LGBT trong trường học.

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu khái niệm về LGBT.

- Tìm hiểu tâm sinh lý của giới LGBT.

- Thực trạng giới LGBT trong trường học.

- Đề xuất những giải pháp để giúp giới LGBT phát triển tâm lí, nhận thức và hòa nhập với môi trường học đường.

V. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát đặt các câu hỏi về trải nghiệm phân biệt đối xử.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các thông tin thu thập được từ các nguồn tham khảo, tổng hợp để rút ra kết luận về vấn đề.

  

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

 

 

 

1. Sơ lược về khái niệm LGBT

Cho đến thời điểm này, không thể quy trọn vẹn hiện tượng đồng tính luyến ái do nguyên nhân sinh học hay nguyên nhân tâm lý. Theo những nghiên cứu mới nhất, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới LGBT (giới thứ 3) có sự khác biệt nhất định so với những người thuộc giới tính thứ nhất hay giới tính thứ 2.

Môi trường gia đình, cách giáo dục của bố mẹ và sự tương tác của cuộc sống xung quanh, bạn bè cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá rõ đến biểu hiện của hiện tượng  này.

Nguyên nhân xuất hiện LGBT thì có nhiều, trong số đó có cả do sự biến đổi

tâm lý, hệ thần king trung ương, hệ hormon v.v… Tổ chức Y tế Thế giới, đã loại đồng tính ra khỏi danh sách các loại bệnh vào năm 1997.

Điều quan trọng cần nắm rõ là hiện nay y học không xem đồng tính luyến ái (homosexuality) là bệnh. Họ không bị tâm thần, không loạn dâm như nhiều người nghĩ, không bị thiếu testosterone (hormone nam tính). Cũng không phải vì hồi nhỏ những đứa trẻ đó được cha mẹ cho mặc đồ con gái hay do tính tình có vẻ ẻo lả, thích chơi trò con gái mà sau này lớn lên thành "gay". Đồng tính luyến ái là một điều tự nhiên, xuất hiện từ khi có loài người, cũng giống như thế giới loài người có người da đen, có người da trắng hay người da vàng…Đồng tính là tự nhiên nên không thể coi đó là biểu hiện của lối sống tha hóa, đồi bại về đạo đức

1.1. Khái niệm LGBT

LGBT là viết tắt của Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender lấy các chữ cái đầu ghép lại mà thành. LGBT có thể hiểu có nghĩa là cộng đồng những người đồng tính. 

Trong đó:

Lesbian (L): chỉ những người đồng tính luyến ái là nữ. Đối tượng họ thích là nữ.

Gay (G): chỉ những người đồng tính luyến ái là nam. Đối tượng họ thích là nam.

Bisexual (B): chỉ những người song tính luyến ái. Đối tượng của họ là cả nam và nữ.

Transgender (T): chỉ những người chuyển giới như từ nam sang nữ và ngược lại từ nữ sang nam.

1.2. Cách phân biệt các dạng đồng tính

- Lesbian( đồng tính luyến ái nữ )

- Gay (đồng tính luyến ái nam): Lesbian  và Gay là những người có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người cùng giới tính một cách lâu dài và cố định. Khác với người dị tính luyến ái là họ có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người không cùng giới tính.

- Bisexual (dị tính luyến ái) : là sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người cùng giới và khác giới tính một cách lâu dài.

- Transgender (người chuyển giới): Là người có nhận định, cảm nhận giới tính khác với biểu hiện giới tính của người đó lúc sinh ra, họ muốn sống đúng chính mình, bao gồm người chuyển giới đã phẫu thuật và người chuyển giới chưa phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

2. Các loại đồng tính: Có hai loại đồng tính sau đây:

2.1. Đồng tính do bẩm sinh

+ Đồng tính bẩm sinh từ nhỏ: số người đồng tính về mặt sinh học (bẩm sinh) chiếm tỷ lệ rất ít. Người đồng tính bẩm sinh có ba dang:

-         Dạng thứ nhất: đồng tính bẩm sinh về tâm lý và cả hình dáng cơ thể (bộ phận sinh dục bán nam bán nữ).

-         Dạng thứ 2: Đó là bị đồng tính bẩm sinh, về tâm lý là thích người cùng giới, nhưng bộ phận sinh dục là nam hoặc nữ rõ ràng. Người thuộc dạng này phát triển bình thường đến tuổi dậy thì. Thiếu niên nam hình ảnh “đối tượng” trong đầu  luôn luôn là một thiếu nữ, và ngược lại  khi một thiếu nữ khi đến tuổi dậy thì phát triển như một người nam, đây là một hình thức của bản năng nên không có cách nào sửa đổi được. Hình ảnh đối tượng lại là người cùng phái.

-          Dạng thứ 3: Không phải bẩm sinh là đồng tính nhưng do hoàn cảnh sống tác động vào tâm lý mà thành người đồng tính. Đối tượng chuyển hướng vì thực sự tìm được chính mình.

2.2. Đồng tính giả  

Đối tượng tự chấp nhận vào cuộc tự nguyện hay còn gọi là giả đồng tính.

Đa phần là ảnh hưởng tâm lý (phát sinh từ sự đua đòi, a dua theo chúng bạn hoặc bị bạn bè rủ rê thử nghiệm “lối sống mới”...) Bộ phận người đồng tính tâm lý này có đời sống khá phức tạp, có lối sống buông thả, đặt nặng cảm xúc cá nhân, thích cường điệu cảm xúc dẫn đến dễ bị trượt dài vào tội lỗi.

Sự xuất hiện một số trang web, Facebook tạo nên một hiệu ứng xã hội về các quan điểm như quyền riêng tư đã tạo nên xu hướng sống mới trong các bạn trẻ. Bên cạnh đó, có một số bạn bị bạn bè rủ rê tham gia và trở thành nạn nhân của xu hướng sống mới này. Chủ yếu rơi vào các em học sinh nữ có hoàn cảnh éo le, gia đình không hạnh phúc, hay bố mẹ bận không có thời gian dành cho con cái, sức học cũng yếu, hoặc cũng có thể vì sự thiếu thốn tình cảm.  Biểu hiện chung của các em trong tuổi dậy thì là sự "nổi loạn" về tâm lý được biểu hiện ra những hành vi bên ngoài để nhiều người để ý đến.

Đối với những em bị bởi bạn bè của mình lôi cuốn thì cũng có rất nhiều xung đột từ chính bản thân của mình như: Sự kỳ thị nơi bạn bè, sự phản đối, sự xa lánh của xã hội mà đặc biệt là những người xung quanh đã làm cho các em trở nên cô đơn.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ CÁCH ỨNG XỬ VỚI LGBT

1.Thực trạng hiện tượng đồng tính tại Việt Nam

Theo thống kê mới nhất, Việt Nam hiện có khoảng 1,65 triệu người đồng tính và lưỡng tính trong độ tuổi 15-59. Theo khảo sát của bác sĩ Trần Bồng Sơn, ước tính cả nước có khoảng 70.000 người nam đồng tính. Trong khi một nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ Care thực hiện tại Việt Nam thì con số này là khoảng 50.000 đến 125.000 người, chiếm khoảng 0,06-0,15% dân số. Tỉ lệ này gồm cả người có quan hệ luyến ái với người cùng giới ở mức độ thi thoảng. Tuy nhiên, thực tế chúng ta rất khó ước lượng đúng tỉ lệ người đồng tính trong xã hội vì ít ai dám chịu nhận mình là đồng tính.

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam ngày càng có nhiều người đồng tính luyến ái công khai thể hiện xu hướng tình dục đồng tính của mình vì vậy có người nói số lượng người đồng tính ở nước ta ngày càng gia tăng.

 2. Thái độ của xã hội đối với LGBT  

2.1. Cách nhìn nhận chung của xã hội đối với  LGBT

Những năm 1970 về trước xã hội Việt Nam còn có thái độ khá khắt khe đối với LGBT, khiến cho LGBT không dám công khai bộc lộ bản thân mình. Nhưng từ những năm 2000 trở lại đây, sự phát triển kinh tế cùng sự giao lưu với các nền văn hóa Phương Tây giới trẻ đã thay đổi trong cách nhìn nhận nhiều vấn đề của xã hội Việt Nam. Đối với những người thuộc đối tượng LGBT người ta cũng có cái nhìn khác hơn trước rất nhiều. Đặc biệt, thế hệ trẻ có cách nhìn nhận cởi mở hơn, giới LGBT được xã hội công nhận, được các tổ chức quốc tế bảo vệ  về nhân quyền. Họ còn được nhà nước ban hành bổ sung một số điều khoản về bảo vệ quyền bình đẳng, được các tổ chức phát hành các tư liệu ấn phẩm về đồng tính. Đề tài về đồng tính đã được xây dựng thành phim, được công chúng đón nhận như bộ phim My Own Private Idaho (1992, Boys Don’t Cry (1999), My Summer of Love (2004), Transamerica (2005)...Thế giới còn tổ chức cuộc thị hoa hậu cho giới đồng tính như cuộc thị Hoa vương đồng tính Thế giới  với mục đích tìm một đại sứ thích hợp cho tổ chức nhằm xóa bỏ những định kiến lệch lạc không đúng về người đồng tính và tạo nên một môi trường tốt đẹp, cởi mở cho cộng đồng LGBT khắp thế giới. Được xã hội cởi mở đón nhận là động lực cho đối tượng LGBT có cơ hội bộc lộ bản thân, sống tự tin  mạnh dạn hơn, ngày càng có nhiều người đồng tính luyến ái bộc lộ bản thân, công khai thể hiện xu hướng tình dục đồng tính của mình. Do đó số lượng người đồng tính ở nước ta ngày càng.

2.3.Những nét nhìn nhận dưới góc độ một số cá nhân, hay vùng miền

Do chúng ta không hiểu về giới LGBT nên chúng ta ngộ nhận đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần, hay rối loạn tâm thần, có lối sống tha hóa, đồi bại về đạo đức, coi họ là bất thường, ghê sợ…..Vì những ngộ nhận lệch lạc ấy mà giới LGBT dưới góc độ cá nhân, từng bị lên án vì những chuẩn mực đạo đức khuôn mẫu.

Ở Thành phố dân trí cao họ có nhận thức hiểu biết về giới LGBT đúng đắn. Giới LGBT (đồng tính luyến ái ) được ủng hộ, được đón nhận. Còn ở các tỉnh, huyện, vùng sâu vùng xa dân trí thấp không hiểu biết về đồng tính luyến ái, nên giới LGBT bị lên án gay gắt, những hành vi cụ thể bị coi là tội lỗi hoặc bệnh hoạn và một số hành vi đồng tính bị luật pháp trừng trị. Nhận thức về LGBT  hạn chế, dẫn đến những hành động kỳ thị, bạo lực như quấy rối tình dục, hay bạo lực tâm lý xã hội như tẩy chay.

Những người LGBT nam cũng như nữ, họ không quyến rũ trẻ em vị thành niên, không cưỡng dâm người khác, không vi phạm pháp luật. Không được lên án coi họ là người tội lỗi bệnh hoạn.

Bên cạnh đó kiến thức về phát triển tâm lý LGBT ở các bậc phụ huynh còn khá hạn chế. Phụ huynh còn lúng túng khi đón nhận con mình là đối tượng LGBT, thậm chí con sốc khi biết con mình là LGBT. Ở trường học bạn bè kì thị và xa lánh,  thậm chí còn xem LGBT là căn bệnh có thể lây .Vì thiếu hiểu biết dẫn đến có sự phân biệt đối xử trong gia đình và cộng đồng.

3.Phân biệt đối xử của cộng đồng và gia đình, học đường

Phân biết đối xử trên cơ sở giới là một hình thức bạo lực ; gây ra sự mất công bằng đối với LGBT bao gồm các hành động gây đau đớn về thể xác, tinh thần hay tình dục, hay tước đoạt tự do dưới các hình thức khác nhau :

 

 

3.1. Phân biệt đối xử trong gia đình

 

Hành vi phổ biến nhất mà người LGBT gặp phải trong gia đình của mình là bị  ép buộc thay đổi ngoại hình, la mắng, gây áp lực, bạo lực như bị nhốt, cầm giữ, ép buộc hay gợi ý rời khỏi gia đình, bị đánh đập, cấm các mối quan hệ tình cảm. Có khi bị ép phải kết hôn với người họ không mong muốn, ép buộc đi gặp bác sỹ dùng các biện pháp mang tính khoa học, dân gian để can thiệp mong thay đổi được bản dạng giới tính của con mình. Ngoài ra còn  kiểm soát chế độ ăn, tài chính của con.

Vì gia đình, bạn bè và xã hội chưa đủ bao dung để chấp nhận giới tính thật của họ đã vô tình đẩy họ bị sang chấn nặng nề, làm ảnh hưởng đến cuộc sống thể chất và tinh thần, tương lai của giới LGBT.

 Áp lực bị kỳ thị quá lớn làm cho tôn thương sang chân năng nề khiến cho một số người trong cộng đồng LGBT buộc phải từ bỏ ghế nhà trường nên họ vô tình bị tước đi quyền được học hành, không được học các kiến thức văn hóa, chuyên ngành nên cơ hội việc làm cũng mất đi

3.2. Phân biệt đối xử trong xã hội cộng đồng

a. Trường học đối với đối tượng LGBT :

Một số trường học không nhận các em bị đồng tính vào trường hoặc không nhận nội trú với đối tượng này. Học sinh là LGBT bị bạn bè thầy cô kỳ thị, mỉa mai, trêu chọc, miệt thị, đánh , bắt nạt…

Nhưng trong Luật Giáo dục
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc,Tôn giáo, tín ngưỡng,

 nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội,

hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

b. Xã hội đối  xử với đối tượng LGBT:

Đối với công việc: Khi khi tiếp cận với cơ hội việc làm, thỏa thuận vị trí và mức lương đối tượng LGBT gặp rất nhiều khó khăn. LGBT bị từ chối việc làm khi họ có đủ điều kiện và năng lực, bị trả lương không đúng với năng lực và vị trí họ đảm nhiệm. Họ bị hạn chế trong việc thăng tiến của mình, không giải quyết BHYT, BHXH. Họ bị đồng nghiệp và lãnh đạo, khách hàng, đối tác có cái nhìn thiếu thân thiện. Họ không được đối xử công bằng .

c. Đối với lĩnh vực dịch vụ  y tế

Người LGBT không được đối xử như những người bình thường, họ bị các nhân viên ý tế phân biệt đối xử, như bị từ chối khi cấp cứu, khi khám , điều trị bị ép buộc, gợi ý kiểm tra tâm lý, xét nghiệm, bị xúc phạm bằng lời nói…Những điều này đã gây ảnh hưởng  nghiêm trọng đến sức khỏe của họ.

d. Đối với các dịch vụ cộng đồng:

 Ở các địa điểm công cộng như: ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, nhà hàng, nơi mua sắm, trung tâm thể thao, các nhà vệ sinh công cộng.v.v..người đồng tính luôn bị làm khó và bị từ chối, cười cợi hay xúc phạm bằng lời, bằng hành động. Sử dụng vệ sinh công cộng là một vấn đề trở ngại đối với đối tượng là LGBT. Đối với những người chuyển giới thì họ thường gặp khó khăn khi làm thủ tục xuất cảnh lên máy bay.

e. Đối với nghĩa vụ với đất nước:

LGBT bị từ chối khi họ đi hiến máu nhân đạo. Họ bị cười cợt mỉa mai, xúc phạm bằng lời khi đi khám nghĩa vụ quân sự. Khi đăng ký làm bảo hiểm y tế, đăng ký tạm trú tạm vắng, đăng ký nhận con nuôi, làm xuất cảnh thể hiện giới tính,…họ cũng gặp không ít khó khăn.

Qua hình ảnh trên tôi muốn gửi đến các bạn  một thông điệp hảy hiểu và dung nạp các bạn LGBT, đừng hành xử thiếu hiểu biết, tạo nên cho các bạn LGBT những áp lực những nổi đâu mà không phải do lỗi các bạn, các bạn chỉ là một nhóm thiểu số cũng có nhân cách như chúng ta. Tất cả mọi người đến với thế giới không được lựa chọn mình là giới tính là gì . Mà do tạo hóa ban cho chúng ta là giới tính gì . Cái gì thuộc về quy luật tự nhiên, thì chúng ta hãy vui vẻ đón nhận.

Thông điệp mà thạc sĩ tâm lí Khắc Hiếu muốn gửi tới cộng đồng“Dù là giới tính gì đi nữa, họ vẫn là những con người. Xấu hay tốt không nằm ở giới tính, mà ở cách mà họ sống"

 

4. Thực trạng đối xử với LGBT trong trường học: 

Trường học là môi trường mà phần lớn người dưới 18 tuổi dành nhiều thời gian nhất để phát triển bản thân, hình thành nhân cách và thiết lập các mối quan hệ. Nhưng ở trường nhiều bạn LGBT từng bị bạn bè bắt nạt, ngừng kết bạn khi phát hiện bạn ấy là LGBT, bàn tán về ngoại hình, tẩy chay trong lớp học… một số bị giáo viên, cán bộ nhà trường quấy rầy, bắt nạt bởi vì họ được coi là LGBT. Phân biệt đối xử từ phía nhà trường và gia đình ảnh hưởng tới chất lượng học tập cũng như tâm lý của LGBT. Khiến cho các bạn LGBT bị chấm động tâm lý quá mức và bị sang chấn nghiêm trọng dẫn đến nhiều hệ lụi như các em trốn học, suy giảm khả năng học tâp, suy giảm hệ thống thần kinh, thậm chí muốn bỏ học, tự tử …. Ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến nhân cách và khả năng hòa nhập của các bạn LGBT, một số em còn rơi vào trầm cảm, ngại tiếp xúc bạn bè.

 Khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi quan sát thấy những người chưa công khai với bất kỳ ai rằng họ là LGBT thường sẽ có ít trải nghiệm về phân biệt đối xử hơn.

 Theo số liệu điều tra tại trường học cho thấy trong thời gian học ở trường các bạn LGBT trải qua những tình huống thường gặp trong trường học: Bị thầy cô, bạn bè xem là không bình thường. Trong môi trường học đường luôn bị phân biệt đối xử, kỳ thị, bắt nạt làm cho các bạn LGBT luôn có cảm giác sợ hãi ám ảnh về những lời miệt thị chê cười các bạn LGBT phải đối mặt hàng ngày khi đến trường học.

Bảng thống kê số liệu điều tra LGBT tại trường

 

 

Lesbian 1

Gay 2

Bisexual

chung

Bị bắt nạt quấy rối bạn bè

       28%

19.20%

24.30%

26.00%

Bị bắt nạt bởi giáo viên, cán bộ nhà trường

12%

14%

15.00%

12.00%

Bị ép thay đổi đồng phục

22%

2.40%

6.20%

3.00%

Bị từ chối than gia các hoạt động ngoại khóa

4.10%

6.80%

9.00%

7.00%

 

 

 

 

 

Số liệu điều tra trong các tình huống sau;

1. Cách nhìn nhận của các bạn đối với LGBT: Câu hỏi LGBT tại học đường được các bạn nhìn nhận đối xử  như thế nào: Bị bạn bè , thầy cô xúc phạm chiếm 81%; Luôn bị các bạn châm chọc, mỉa mai chiếm 67%. Các bạn từng bị cấu véo, đánh, đá chiếm 74%. Ngày nào cũng bị chửi , miệt thị ngay tại lớp, sân trường chiếm 35 %. Các bạn cảm thấy chán ghét bản thân chiếm 45%.Thường xuyên có ý định tự sát chiếm 25%. Tự làm đau bản thân mình chiếm 39%.

 

 

 

2. Những trải nghiệm trong trường học:Cảm giác của các bạn LGBT khi đến trường: 85% bị bạn bè bạo lực và kỳ thị, 75% các em luôn có cảm giác lo sợ, căng thẳng sơ các bạn phát hiện hay kỳ thị 33% sợ hãi, áp lực mỗi khi đến trường .60% không dám bộc lộ bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Do cộng đồng và bạn bè thiếu hiểu biết về LGBT, nghĩ LGBT là căn bệnh có thể lây lan. Thực ra đồng tính không phải là bệnh, cũng không lây lan và  không thể chữa trị. Các bạn LGBT đã thiệt thòi. Thay vì chúng ta kỳ thị, cười cợt , bạo lực thì chúng ta hãy quan tâm chia sẻ giúp các bạn LGBT có cuộc sống tốt hơn. Động viên các bạn LGBT hãy tự tin hòa nhập với các bạn ở trường.

3. Số liệu điều tra cách các bạn đối xử với các bạn LGBT:

 Hiểu biết về LGBT chiểm 20%. Đã từng tìm hiểu về giới tính LGBT chiếm 30%, đối xử bình thương với các bạn LGBT chiếm 25%; Thân thiện với các bạn LGBT 15%; Nhìn nhận kỳ thị cười cợt, châm chọc 60%;  Sợ hãi khi tiếp xúc với các bạn LGBT 47%; Xem các bạn như căn bệnh lây nhiễm chiếm 10%; Có hành vi cấu véo, đánh các bạn LGBT chiếm 63%. 

4.Gia đình nhìn nhận về đối  tượng LGBT

Vì hiểu biết hạn chế, và tư tưởng định kiến cổ hủ, nhiều gia đình có cái nhìn không cởi mở đối với đối tượng LGBT. Các hành vi mà người LGBT gặp phải trong gia đình là bị bố mẹ la mắng chiếm 87%; Bạo lực như bị nhốt, cầm giữ 65%, ép buộc hay gợi ý rời khỏi gia đình chiếm 10%; Cấm các mối quan hệ tình cảm chiếm 97%, ép phải kết hôn với người họ không mong muốn chiếm 45% , ép buộc dùng các biện pháp làm thay giới tính 75%; Đón nhận khích lệ động viên  chiếm  47%; Không cho con tiếp xúc với LGBT chiếm 50%;  Đồng ý cho con chới với các bạn LGBT chiếm 38%.

5. Nhận thức về đồng tính luyến ái?

Một số người nhận thức đồng tính luyến ái, pêđê, là một cái gì đó ghê tởm và mọi rợ. Thực ra người đồng tính cũng có như cầu cuộc sống như chúng ta muốn được sống đúng chính mình, muốn xã hội đối xử bình đẳng .

Trường học : Giáo viên không được tập huấn hay tìm hiểu hiểu về thế giới LGBT,với khuôn mẫu đạo đức định kiến nên họ mới có những cái nhìn không mấy thiện cảm với học sinh là LGBT, có những thái độ, ánh mặt khiến các em LGBT tổn thương.

 Đối với học sinh thì hoàn toàn không hiểu biết về LGBT, lo sợ khi kết bạn với các bạn LGBT, sợ bị lây,  cảm giác ghê tởm khi tiếp xúc với bạn LGBT, mới có những hành động kỳ thị, xa lánh, mỉa mai, cấu véo, và bạo lực. Từ đó phân biệt đối xử.

Vì hiểu biết không đầy đủ của các bạn trong trường học gây cho các bạn LGBT nhiều khó khăn và thiệt thòi khi đến trường. Có nhiều bạn có tâm trạng bế tắc, chán chường mỗi khi đến lớp đến trường, thậm chí muốn tự tử. Thiếu hiểu biết của các bạn đã khiến cho cuộc đời các bạn LGBT bị sang chấn về thể chất và tinh thần. Sang chấn ấy cứ bám riết suốt tuổi thơ và xuyên suốt cuộc đời của các bạn. Đây là một hệ lụy gây tổn thương rất lớn cho cuộc sống của giới LGBT.

Gia đình: Do nhận thức hiểu biết của các bậc phụ huynh về người đồng tính còn hạn chế. Nên họ nhìn nhân về giới LGBT một cách tiêu cực, một số phụ huynh cấm không cho con mình được giao tiếp với các bạn LGBT, vì sợ mình bị lây nhiễm.

Còn đối với các phụ huynh có con là LGBT vì chưa kịp trang bị kiến thức về giới LGBT. Hay do tâm lý chưa sẵn sàng, khiến cho bậc phụ huynh không dung nạp con mình là LGBT thậm chí có tâm lý hoảng loạn, lo lắng, bối rối trước sự thật về giới tính của con.

Đối với  phụ huynh hiểu biết và nhìn nhận rất cởi mở dung nạp với giới LGBT. Nhưng khi chính con mình là LGBT thì họ lại không thể chấp nhận ngay, bởi vì tâm lý giống nòi, định kiến của xã hội khiến cho họ không  thể chấp nhận sự thực đang diễn ra. Họ cố tìm mọi biện pháp mong khắc phục giới tính của con mình. Họ quên rằng con họ không phải là bị bệnh mà do tạo hóa tạo nên. Họ cần chấp nhận, yêu thương bởi đồng tính không phải là bệnh hay phát minh ra mà nó bản chất của con người.

Một số người dung nạp và thông cảm đón nhận con mình với nỗi sợ hãi lớn nhất của họ là con sẽ bị xã hội phân biệt đối xử. Bởi họ biết, cuộc sống của con sẽ khó khăn như thế nào. Con họ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, phải cố gắng như những người bình thường cộng thêm với việc chống lại phân biệt đối xử.

Để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người ĐTLA là được sống như một nhân cách bình thường khác, không bị kỳ thị, thành kiến, coi thường chúng ta hãy công nhận những người đồng tính là một nhóm thiểu số cần được đối xử bình đẳng như chúng ta .

Nhìn nhận đồng tính như một vấn đề bình thường, có giới thứ nhất, thứ hai thì sẽ có thứ ba là lẽ dĩ nhiên. Cần thực sự có những định hướng giáo dục tích cực để các bạn nhận thức giá trị đích thực của mình, định hướng hành vi tích cực.

Qua hình ảnh thông điệp của Cựu ngoại Trưởng Mỹ  Hillary Clinton. Mọi người cần hiểu rằng LGBT không có hại cho cộng đồng, không lây lan, không hề đe dọa sự tồn tại của giống nòi. Vì vậy người LGBT không thể là mục tiêu để phải chịu sự kỳ thị hoặc đàn áp của xã hội. Nhân phẩm của giới LGBT không phải để mua vui, họ là con người như chúng ta, chúng ta không có quyền bình xét, hay phán xét họ. Cúng như Cựu ngoại Trưởng Mỹ  Hillary Clinton đã phát biểu “Đồng tính không phải được phát minh ra, mà nó là bản chất của con người” . Vì vậy người LGBT cần được bình đẳng về mọi mặt như những người khác.

Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. (Trong Điều 3 các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 1.)

6. Ai có thể giúp cho người đồng tính luyến ái vượt qua trở ngại do định kiến và phân biệt đối xử

Gia đình, nhà trường, bạn bè, những nhà tâm lý là chỗ dựa vững chắc nhất cho các em LGBT. Chúng ta nên tìm hiểu để có quan điểm đúng đắn nhìn nhận về đồng tính luyến ái, để có thái độ thông cảm, dung nạp với người đồng tính.

Khi chúng ta hiểu đồng tính luyến ái là xu hướng tình dục tự nhiên, không thể thay đổi được, không phải là căn bệnh thì không cần thiết phải đi tìm thầy thuốc để chữa bệnh, không phải cách ly. Chúng ta cần giúp đỡ các em trong quá trình bộc lộ công khai xu hướng đồng tính của mình. Giúp các em hòa nhập với môi trường sống, được sống đúng chính minh .

7. Quá trình bộc lộ"

Quá trình phát triển tâm lý ở những người LGBT, nam, nữ, thường được gọi là quá trình bộc lộ.

Những ngộ nhận lệch lạc, định kiến sai lầm của cộng đồng đối với họ, làm cho quá trình bộc lộ của họ có thể trở nên rất khó khăn, đến mức đau đớn, khắc khoải, thậm chí bế tắc muốn tự tử. Những người LGBT thường cảm thấy cô đơn khi lần đầu tiên có ý thức về sự hấp dẫn đối với người cùng giới của mình. Họ phải luôn vật vã với ý nghĩ  mình là người bình thường hay là LGBT.

Những người LGBT cũng rất lo sợ bị gia đình, bè bạn và cả tôn giáo của mình xa lánh nếu họ bộc lộ ra. Ngoài ra những người LGBT cũng thường là đối tượng để xã hội kỳ thị và đàn áp. Sự đe dọa này là trở ngại chính khiến cho những người LGBT không dám bộc lộ bản thân.

Người LGBT luôn có sự lo sợ triền miên. Họ lo sợ rằng người ta biết được “mình là LGBT”. Bởi ngay cả bố mẹ khi biết con mình là LGBT cũng bị sốc mạnh. Không lẽ những người LGBT không có quyền được sống đúng chính mình. Khi bản thân người đồng tính không hề có lỗi.

Mọi người cần có hiểu biết hơn về LGBT để giảm bớt những kỳ thị và thành kiến, để giúp những người LGBT vượt qua những thành kiến và kỳ thị.

 Bản thân các em cần được giáo dục, tư vấn và nhận thức đồng tình luyến ái là một xu hướng tình dục tự nhiên không phải là bệnh. Tự chấp nhận bản thân là bước đầu tiên của quá trình bộc lộ.

Khi các em cảm thấy thoải mái với xu hướng giới tính của mình và cảm thấy an toàn, là lúc các em có thể bộc lộ cho những người thân biết mình là người đồng tính luyến ái. Những người LGBT nam hoặc nữ càng khẳng định bản sắc của mình thì càng có sức khỏe, tinh thần tốt hơn và có sự tự tin hơn.

CHƯƠNG III:  CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

(Giúp các bạn LGBT giải quyết một số rắc rối trong quá trình phát triển )

 

Chúng ta cần giúp học sinh hiểu rõ được các vấn đề, nhất là vấn đề giới tính, định hướng cho các em hiểu rõ LGBT và động viên khích lệ  các em cứ an tâm học tập, sinh hoạt bình thường miễn không có cử chỉ, hành động gì làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Xác đinh rõ tâm sinh lý sống đúng chính bản thân mình.

1.Vấn đề chưa xác định được tâm sinh lý, sống theo trào lưu, hay giả đồng tình vì mục đích vụ lợi nào đó

1.1. Hiện tượng đồng giới giả do a dua, đua đòi, mang tính tập nhiễm hay bị ảnh hưởng hay do như bị hụt hẫng tâm lý hoặc bế tắc trong cuộc sống gia đình, công việc. Về mặt bệnh lý học tâm thần, họ được xếp vào nhóm bệnh lệch chuẩn hành vi. Nếu không được can thiệp kịp thời thì "giả" sẽ thành "thật", rất có thể các em sẽ rơi vào tình trạng đồng tính hoặc lưỡng giới sau này.

Do xã hội ngày càng dung nạp hoặc cổ vũ cho đồng tính luyến ái thì sẽ dẫn đến số lượng ngày càng gia tăng của những người tự nhận mình là đồng tính. Vì thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng sống, bắt chước đồng tính để được người khác chú  ý tới, đối tượng giả do ai dua (dân chơi) hẫng hụt tâm lý.

1.2. Giải pháp giải quyết vấn đề này: Cần được gia đình và nhà trường, bạn bè, quan tâm và định hướng hành vi cho học sinh kịp thời, hỗ trợ và khuyến khích những hành động đúng. Đồng tính giả sẽ giảm đi một cách tự nhiên theo sự trưởng thành cuối cùng sẽ biến mất.

Những bạn sống theo trào lưu thì không ngần ngại công khai  mối quan hệ mùi mẫn của mình với bạn cùng giới. Nhưng sau một thời gian xác  định  được về tâm sinh lý thì tự động các bạn sẽ thoát ra được mối quan hệ ấy.

Dư luận tích cực, phản ứng mãnh liệt với những đối tượng giả đồng tính, giả giới tính thứ ba để trục lợi, cướp giật thì những “vết xấu” về nhóm đồng tính sẽ được xóa nhòa.

2.Vấn đề các bạn học sinh đến tuổi dậy thì phát hiện mình  là LGBT

 2.1. Hồi còn nhỏ các bạn LGBT cũng giống  như các bạn khác, đến tuổi dậy thì, hay khi các bạn bắt đầu yêu thì mới nhận ra sự khác biệt của mình , đó là khoảng khác các bạn nhận ra mình là LGBT. khi phát hiện mình là song tính, pêđê, gay, let….thường rơi vào trầm cảm, bế tắc và sự giằng xé tâm hồn, nỗi mặc cảm, tự ti về sự “quái dị” của giới tính ngày một lớn lên, không biết phải đối diện với bạn bè và gia đình người thân như thế nào; luôn tìm cách trốn tránh, che giấu sự thật, không dám đối diện với bản thân; học tập sa sút, tự giải thoát bằng những giọt nước mắt chứ không giám tâm sự với người khác; luôn ẩn mình sống trong nỗi sợ hãi, buồn tẻ của bản thân cùng những chuỗi ngày chán chường và tuyệt vọng.

Đối với đối tượng LGBT bẩm sinh: khuynh hướng đồng tính sẽ duy trì mãi về sau. Còn đối với đối tượng LGBT giả hay còn gọi do nhìn nhận lệch lạc, khi được định hình lại giới tính và được gia đình bạn bè quan tâm chia sẻ tìm lại được giới tính của mình.

2.2. Giải pháp giúp các bạn LGBT: Là hãy lắng nghe những câu hỏi, thắc mắc về kiến thức, về cách giải quyết những điều trong cuộc sống mà các bạn đang trải qua cũng như tình huống khẩn cấp mà họ đang phải đối diện;

Động viên các bạn LGBT hãy đối mặt và sống thực với chính con người của mình. Bởi bản thân mình phải đủ can đảm chấp nhận chính con người mình trước rồi hãy hi vọng người khác chấp nhận mình;

Dũng cảm vượt qua mọi lời dị nghi, những lời mỉa mai, châm chọc của bạn bè. Im lặng trước dư luận, không ngừng nỗ lực, cố gắng khẳng định bản thân trong cuộc sống và học tập, dũng cảm đối mặt với gia đình. Dẫu bạn là ai đi chăng nữa thì cũng cần nghiêm túc với tương lai. Cuộc sống của mình do chính mình quyết định. Hãy luôn nghĩ mình cũng như bao bạn khác có quyền được đối xử bình đẳng. Hãy sống với chính mình và thực hiện những đam mê của mình theo đúng pháp luật quy định. Tìm hiểu về các biện pháp tình dục để tránh lây bệnh và bảo đảm sức khỏe, có cuộc sống lành mạnh.

Thông điệp thứ 1:Alex Sanchez “Áp lực lên các bạn đồng tính tuổi thiếu niên rất nặng nề- Phải giữ bí mật, phải nói dối, phải chối việc mình là ai, cố gắng trở thành một ai đó không phải là mình.

Hảy nhớ rằng : Các em đặc biệt và đắng được qua tâm, yêu thương và chấp nhạn con người thất của các em . Đừng bao giờ , đề người khác, khiến em tin vào một điều khác


 Đây là thông điệp gửi đến cộng đồng, mong muốn cộng đồng có cái nhìn đúng đắn về giới LGBT, xem họ là nhóm người thiểu số, không ảnh hưởng đến nòi giống cũng như truyền thống. Hãy giảm bớt kỳ thị về đồng tính, có cách nhìn cởi mở hơn, cung cấp kiến thức cho mọi người  để mọi người hiểu hơn về giới LGBT bao gồm tất cả khía cạnh như xu hướng tình dục. Mọi người hiểu LGBT cũng có nhu cầu mong muốn như chúng ta . Chỉ khác các bạn ấy là nhóm người thiểu số mà thôi. Đây không phải lỗi do các bạn ấy mà do tạo hóa tạo nên thế giới của các bạn LGBT, làm cho cuộc sống chúng ta thêm đa sắc màu. Vậy chúng ta hãy mở vòng tay đón nhận sắc màu mà tạo hóa  ban cho cuộc đời này.

Muốn nói với các bạn giới LGBT cũng là con người . Mà là con người thì ai cúng có quyền mưu cầu hạnh phúc, quyên yêu và quyên được yêu, bản chất của tình yêu chưa bao giờ là có tội . Vì thế họ được tự nguyện kết hôn, chúng  sống, đấy là việc lành mạnh không gây tổn hại đến người khác hay cộng đồng.Tại sao chúng ta lại phải lên án, khi cuộc sống của họ không làm ảnh hưởng đến chúng ta.

3. Các phương pháp giúp các bạn đối tượng LGBT hoà nhập với bạn bè trường học

3.1. Trách nhiệm của gia đình

Gia đình là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của các bạn LGBT.

 

 

 Cha mẹ cần thông cảm và hỗ trợ  giúp các bạn hòa nhập cộng đồng. Trong trường hợp con em mình có xu hướng LGBT hãy dùng tình yêu thương khuyến khích, nói chuyện thẳng thắn và dứt khoát để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Đối với gia đình cần phải là chỗ dựa tinh thần cho con, giúp con hiểu về thế giới của mình. Dùng tình yêu thương, đón nhận giới tính của con mình, bởi một người đến với thế giới này không có quyền chọn cha mẹ mình là ai và  giới tính của mình. Đó là số phận của mỗi người, không ai có quyền được chọn lựa. Khi nó trở thành là quy luật, tại sao người lớn không nhận ra quy luật ấy mà khiến cho trẻ con đau khổ, khi nó sinh ra không đúng giới tính như bố mẹ mong muốn.

Nếu như không lắng nghe, đồng cảm của bạn bè người thân quen nhất là gia đình, thì người đồng tính sẽ không được là chính mình; cũng như không thể sống vui vẻ, thoải mái, bình an, và có một cuộc sống hạnh phúc.

Gia đình kết hợp với các nhà tâm lý giúp con em mình hiểu rõ về xu hướng tình dục của mình. Tư vấn các biện pháp giúp các em bộc lộ bản thân, hoà nhập vào cộng đồng, vượt qua những lúc hoang mang, đau khổ, tuyệt vọng do bị cô lập, kỳ thị hoặc đối xử phân biệt. Tư vấn giúp các em phòng tránh bị lạm dụng tình dục và phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.

3.2.Trách nhiệm của nhà trường

Trong việc giúp học sinh ngăn chặn kỳ thị, bạo lực, xúc phạm nhân phẩm của học sinh LGBT xảy ra ở khuôn viên trường nhà trường phải có trách nhiệm. Cần nhận thức được rằng sự phân biệt đối xử mà LGBT đang phải chịu đựng là một dạng bạo lực tinh thần. Nhưng dạng bạo lực này sẻ dẫn đến tổn thương về tinh thần ( trong ý học gọi là sang chấn) và thể chất. Những tổn thương đầu đời  khiến cho các em khó có thể vượt qua, đồng thời những tổn thương ấy cử bám riết, ám ảnh suốt cuộc đời của các em . Muốn giải quyết được thực trạng này nhà trường cần có các giải pháp đưa chương trình giáo dục giới tính trong nhà trường. Ngoài nội dung giáo dục nhân cách cho các em phù hợp với giới tính của mình (đối với con trai rèn luyện tính dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng bảo vệ, bênh vực kẻ yếu. Đối với con gái rèn luyện tinh thần công, dung, ngôn, hạnh), cần bổ sung các thông tin đúng đắn liên quan đến xu hướng tình dục ngay khi các em bước vào tuổi dậy, khi xu hướng tình dục bắt đầu thể hiện rõ rệt.

Nhà trường đưa chương trình giáo dục giới tính LGBT vào tiết giảng về giới tính, tăng cường giáo dục vấn đề đồng tính, có thể hạn chế mức độ sợ hãi về chứng đồng tính mà họ đang phải hứng chịu. Giáo dục giúp các em hiểu rõ về mình, biết giới hạn điểm dừng trong môi trường học đường nói chung cho tất cả mọi giới. Nên đưa giới tính LGBT lồng ghép vào các giờ dạy về giới tính, để các học sinh hiểu về giới tính của LGBT.

Thành lập câu lạc bộ dành cho đối tượng LGBT để chia sẽ tâm tư tình cảm, tránh áp lực, những đau đớn, dẫn đến bế tắc gây nên hậu quả không mong muốn.

Nhà trường nên phát động các phong trào tìm hiểu về thế giới LGBT, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh hiểu về LGBT một cách đúng đắn. Tổ chức các lớp học giới tính, sức khỏe cho học sinh LGBT. Dạy cho các em tự tin, không phải xấu hổ vì mình là người đồng tính, vì nó không phải lỗi do bản thân các em. Giúp các bạn cùng lứa có cái nhìn đúng đắn về LGBT và có cái nhìn cởi mở hơn với học sinh đồng tính. Truyển cho các em ngọn lửa nhiệt huyết nuôi mầm  khoan dung trong mỗi học sinh.

Ban giám hiệu  nhà trường cùng các cô giáo gần gũi với các học sinh LGBT, tìm nguyên nhân cốt lõi của vấn đề để hỗ trợ các em một cách thiết thực. Giúp cho các em có một chỗ dựa vững chắc trong một môi trường sống với trạng thái tâm lý thoải mái và tin tưởng nhất.

Khi học sinh lĩnh hội được kiến thức về thế giới của LGBT thì các bạn sẽ sống hòa đồng hơn, không còn kỳ thị. Lúc ấy có một môi trường học tập lành  mạnh, không chỉ giúp ích cho các bạn LGBT phát triển tâm lý mà còn giúp cho các bạn học sinh thấy thoải mái khi tiếp xúc với các bạn LGBT.

Muốn gửi đến cộng đồng và các bạn học sinh chúng ta đừng quá coi trọng ngoại hình hay hình thức mà hãy chú trọng vào nhân phẩm, nhân cách của con người nói chung và của các bạn LGBT nói riêng. Mình đáp trả lại tình cảm của mọi người dành cho mình sao cho đúng mực.

3.3 Trách nhiệm của xã hội

Để bảo vệ quyền bình đẳng về mọi mặt cho đối tượng là LGBT các tổ chức chính trị xã hội cần vào cuộc để bảo vệ nhân quyền cho những người có xu hướng tình dục được coi là thiểu số này.

Giải pháp chống phân biệt đối xử là  nâng cao ý thức xã hội, tập trung rất nhiều vào việc phổ biến kiến thức đúng cho mọi người, đặc biệt là người có chức trách (nhà trường, giáo viên, công an, nhân viên y tế). Tăng cường hoạt động hội, nhóm, tổ chức của người LGBT. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi các quy định pháp luật liên quan tới hôn nhân cùng giới, chuyển đổi giới tính. Luật chống phân biệt đối xử được coi là quan trọng, cần thiết có một luật riêng và bao quát các điểu khoản chống phân biệt đối xử  với người LGBT.

Các tổ chức chính trị xã hội cần có các chương trình hội thảo, tuyên truyền tập huấn nâng cao nhận thức về lĩnh vực LGBT cho cán bộ công chức, giáo viên, nhân viên y tế, công an và người dân.

Thành lập các trung tâm tư vấn dành cho cha mẹ có con là LGBT. Đồng thời Nhà nước tăng cường trách nhiệm trong việc giải quyết các trường hợp bạo lực gia đình do phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới


Các nhà chính tri, người nổi tiếng, giới truyền thông cũng nên tham gia và đưa ra các thông điệp có sức lan tỏa, có sức ảnh hưởng đến cộng đồng.

Thông điệp 4 của tổng thống Mỹ Barack Obama:  Gửi đến các bạn LGBT là hãy tự tin bộc lộ giới tính của mình. Hãy sống đúng với chính mình, thẳng thắn dựa trên cơ sở luôn tôn trọng người khác và trân trọng bản thân mình,tập trung  say mê sáng tạo, cống hiến tài năng cho đất nước. Luật pháp luôn bảo vệ các bạn,  các bạn có quyền được đối xử công bằng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Quãng thời gian trung học cũng là giai đoạn phát triển mạnh, có nhiều thay đổi về tâm sinh lý của mỗi người. Nhưng các em  không được giáo dục về giới tính thứ 3 nên không  hiểu biết đúng đắn dẫn đến những cách hành xử chưa phù hợp với những bạn học sinh LGBT. Trong một môi trường học tập như thế  có thể dẫn đến tác dụng có hại cho những học sinh LGBT.

Chúng ta thiếu kiến thức, dẫn đến có những ngộ nhận lệch lạc về giới LGBT, làm cho các bạn bị tổn thương về tinh thần lẫn thể xác. Khiến cho sự phát triển nhận thức tâm lý của các bạn bị ảnh hưởng. Em muốn dành quyền lợi cho ban LGBT khi bản thân các bạn đáng được hưởng và phát huy tài năng của bạn mà do thành kiến trong xã hội khiến các bạn không giám bộc lộ, sống thu mình… Nhất là đối với các bạn đang tuổi dậy thì, tuổi  phát triển tâm sinh lý bỗng chốc phát hiện mình là người của giới thứ 3. Điều đó chắc chắn sẽ khiến tâm sinh lý của các bạn hoảng loạn, lo sợ khi đối mặt với bạn bè và người thân, xã hội. Các bạn không biết ứng xử  như thế nào cho đúng.

Vì thế, cần có sự quan tâm từ nhiều phía nhà nước, nhà trường, cha mẹ học sinh để giúp cho các bạn LGBT tự tin, sống đúng chính mình hòa nhập cộng đồng. Giới LGBT(giới thứ 3) có chiều hướng ngày càng mạnh dạn bộc lộ giới tính xu hướng tình dục của mình trong những năm gần đây. Để cộng đồng đón nhận giới LGBT như giới thứ nhất và giới thứ hai,  rất cần sự quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các tổ chức chính trị xã hội cần nghiên cứu kỹ lưỡng tâm sinh lý, đưa giới tính LGBT vào chương trình giáo dục. Họ có quyền được xã hội đối xử bình đẳng công bằng.

Phát biểu của ca sĩ nổi tiếng người Mỹ - Pink. “Sẽ là một ngày cực kì tươi sáng khi thế giới này không còn tranh luận về dị tính, đồng tính”

Các tổ chức trính trị xã hội, Nhà chính trị gia, các nhạc sỹ, ca sỹ nỗi tiếng cũng nên chung tay vào cuộc phát động các cuộc tuyên truyền, gửi đến mọi cộng đồng  những thông điệp chống kỳ thị, bạo lực, mai mỉa cười cợt, tranh luận về giới LGBT.Nhằm tạo nên công bằng cho tất cả các giới.

Qua đề tài này em muốn truyền tải đến cộng đồng rằng giới tính LGBT là  một điều hiển nhiên của tao hóa,  không phải phát minh ra, mà nó là bản chất của con người. Vì vậy cộng đồng  phải công nhận sự tồn tại của giới tính thứ ba. Bởi giới LGBT không có lỗi, không phải tội phạm  để cộng đồng phải dung nạp hay bao dung, thông cảm…

Bên  cạnh đó giới LGBT cần ý thức được giới tính của mình là tự nhiên của tạo hóa. Giới LGBT không phải là bệnh, không bị di truyền, không ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng, hay giống nòi. Về mọi mặt, như nhân cách, thể lực, trí tuệ… Mọi phát triển của các bạn giống như bao nhiêu người khác. Các bạn được hưởng các quyền lợi bình đẳng, được pháp luật bảo hộ như bao nhiêu người trong cộng đồng, các bạn không có gì khác biệt ngoài các bạn là giới tính thứ ba. Các bạn hãy sống đúng chính mình mạnh dạn bộc lộ giới tính xu hướng tình dục của mình, các bạn cũng có khả năng sinh con duy trì nòi giống như bao nhiêu người khác. Cái chính các bạn sống như thế nào. Cách sống của các bạn quyết định cách nhìn nhận của xã hội. Các bạn hãy tin rằng mình cứ sống tốt thì xã hội và cộng đồng sẽ đối tốt với bạn, và ngược lại, không cần biết bạn là ai bạn thuộc giới tính nào hay dân tộc nào, màu da là gì . Giống như định luật ba Niuton mà chúng ta học ở môn Vật lý lớp 10. Chúc các bạn thành công và hạnh phúc…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. QUYỀN CỦA TÔI (MY RIGHTS).

Mô tả: Những gì bạn cần biết về pháp luật và quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam.

Năm phát hành: 2013

Download: http://www.mediafire.com/?q8lwbt5p3rv4v8h

2. NÓI VỀ MÌNH (COMING OUT).

Mô tả: Cẩm nang dành cho người LGBT muốn công khai (come-out) bản thân mình với gia đình và người thân. Đúc kết những kinh nghiệm, bí quyết và mẹo nhỏ, giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giúp gia đình, người thân hiểu rõ về mình.

Năm phát hành: 2012

Download: http://www.mediafire.com/?fk8bg3gg3o23fjh

3. Trung tâm CSAGA Vietnam (Hà Nội)

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên

Điện thoại: 04.3754.0421

4.Những đứa con của chúng ta : www.hieuvecon.vn hoặc www.pflag.vn.

 

www.dodongquangha.com.vn/

 

 

5.Tham khảo thông tin LGBT trên các trang Web sau:

 

https://news.zing.vn/dong-tinh-nu-gia-tang-noi-hoc-duong-post371205.html

 

 

 

 

 

http://diendanhiv.vn/threads/35872-Nhung-van-de-ve-dong-tinh-trong-hoc-duong

 

 

 

 

 

  

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline:

(+84)

Tư vấn tuyển sinh 01

Tel: 024.62813027

Tư vấn tuyển sinh 01

Tel: 024.62813028

Liên kết website

Bản đồ đường đi

Bản đồ đường đi trung học phổ thông cầu giấy

Thống kê truy cập

Đang online:6

Đã truy cập:1720094